Người mắc bệnh tiểu đường: nên ăn gì? kiêng gì? gợi ý thực đơn

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, trong bài viết này, VNHerbs sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi: Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Đồng thời cung cấp một vài gợi ý thực đơn cụ thể cho từng bữa ăn trong ngày.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Theo nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống phù hợp có thể làm giảm nồng độ HbA1c từ 1 đến 1,9% đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và từ 0,3 đến 2% đối với người mắc bệnh tuýp 2. Sau đây là 4 nhóm thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung:

Nhóm tinh bột phức tạp

Bệnh tiểu đường nên ăn gì
Bệnh tiểu đường nên ăn gì

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, bổ sung quá nhiều tinh bột sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung các loại tinh bột phức tạp có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp có trong các loại ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngô, các loại đậu, khoai củ.

Bởi, trong các loại thực phẩm này chứa loại đường được cơ thể tiêu hóa và hấp thu chậm. Từ đó, làm cho lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh được điều hòa hơn.

Ngoài ra, loại tinh bột này còn có hàm lượng calo thấp, cung cấp một lượng lớn khoáng chất và chất xơ. Thế nên rất tốt cho cả người mắc và không mắc bệnh đái tháo đường.

Nhóm chất xơ

Việc tiêu thụ chất xơ sẽ giúp làm giảm mức độ gia tăng lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn. Mặc khác, theo nghiên cứu được phát hành trên tạp chí Y học Thực nghiệm và Trị liệu, chất xơ hòa tan giúp cải thiện độ nhạy của insulin, giúp làm giảm lượng đường cũng như giảm cholesterol ở những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất xơ sau đây:

  • Atiso
  • Quả lê
  • Bí đỏ non
  • Cà rốt
  • Các loại đậu
  • Các loại quả mọng
  • Lúa mạch và bột yến mạch
  • Các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải thìa, cải xoăn, rau diếp, rau bina, rau mùi, cần tây,..

Nhóm chất béo lành mạnh

Một số nhóm thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh tốt cho người mắc bệnh tiểu đường có thể kể đến như:

STTNhóm chất béoCông dụng
1Cá béoHàm lượng axit béo omega 3 có trong các loại cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá mồi, cá trích,… có khả năng làm giảm stress oxy hóa và tình trạng viêm. Nhờ đó, giúp kháng insulin và ngăn ngừa sự gián đoạn của lượng đường trong máu.
2Các loại hạtHàm lượng chất béo có trong các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó và hạt hạnh nhân giúp kiểm soát lượng đường hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp magie – một loại khoáng chất có khả năng điều chỉnh cơ chế hấp thụ glucoso của insulin từ máu để làm giảm lượng đường có trong máu.
3Chất béo từ quả bơTương tự như các loại hạt, bơ là vừa một nguồn axit béo không bão hòa vừa có hàm lượng magie cao, rất có lợi trong việc cải thiện độ nhạy của insulin và hấp thu glucoso. Thế nên, đây là một lựa chọn tuyệt vời mà những người mắc bệnh đái tháo đường nên bổ sung vào chế độ ăn uống.
Nhóm chất béo lành mạnh mà người mắc bệnh tiểu đường nên ăn

Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm

Hàm lượng protein mà một người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung mỗi ngày là từ 1 – 1,2g. Thế nên, bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật như: sữa đậu nành không đường, đậu phụ,.. Hay các loại thịt nạc, thịt ức gà không có da,… nhằm hạn chế nguy cơ thừa cân, béo phì.

Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Sau đây là 4 nhóm thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên kiêng:

Kiêng tinh bột xấu

Tinh bột xấu là các loại tinh bột có trong gạo được xoay nhuyễn hoặc đã qua quá trình chế biến. Do các loại tinh bột này sẽ được hệ tiêu hóa tiêu thụ rất nhanh, khiến cho lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Thông thường, tinh bột xấu có trong các loại thực phẩm sau:

  • Gạo trắng
  • Bánh mỳ
  • Yến mạch ăn liền hay yến mạch cán nát
  • Mỳ, bún, phở, miến
  • Khoai tây chiên
  • Bột ngũ cốc bán sẵn
  • Nước ép đóng chai
  • Nước ngọt, nước có gas
  • Các loại bánh, kẹo ngọt

Hạn chế chất béo có nguồn gốc từ động vật

Người mắc bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn các loại mỡ động vật, nội tạng hay các loại thực phẩm được chế biến từ động vật như giò, chả hay đồ ăn nhanh. Bởi vì những chất béo này sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây hại cho sức khỏe.

Giảm tiêu thụ muối

Việc ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Điều này sẽ rất nguy hiểm đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 2300mg muối/ngày.

Hạn chế rượu bia và các thức uống có cồn

Bia và rượu có chứa carbohydrate nên nếu sử dụng sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Đồng thời, rượu khi đi vào cơ thể sẽ xảy ra phản ứng với thuốc trị tiểu đường hoặc insulin sẽ làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây ra tình trạng hạ đường huyết quá mức.

Gợi ý thực đơn cho người tiểu đường

Sau đây là thực đơn dành cho người mắc bệnh tiểu đường mà bạn có thể áp dụng:

Thực đơn bữa sáng

Một bữa sáng khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát lượng đường và cân năng hiệu quả. Dưới đây là 4 gợi ý thực đơn cho bữa sáng ngon miệng và bổ dưỡng mà bạn có thể tham khảo:

Thực đơn 11/2 tô bún hoặc phở, bổ sung thêm rau xanh, dưa chuột, thịt cá hoặc rau muống luộc.
Thực đơn 21/2 chiếc bánh giò + 200ml sữa đậu nành không đường hay các loại sữa dành riêng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Thực đơn 31/2 bát xôi, ăn kèm rau sống và nộm.
Thực đơn 41 quả trứng luộc + 1 quả chuối hoặc quả 1 quýt nhỏ
Gợi ý thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Thực đơn bữa nhẹ

Bữa nhẹ là bữa ăn bổ sung thêm vào lúc 9h hoặc 10h sáng. Người bệnh có thể lựa chọn dùng trái cây hoặc sữa cho bữa này. Tuy nhiên, để tốt cho quá trình kiểm soát đường huyết, người bệnh nên chọn các loại sữa ít đường, thậm chí là không đường hay các loại sữa dành riêng cho người mắc bệnh tiểu đường. Tương tự, bạn cũng nên chọn các loại trái cây mọng nước, nhiều chất xơ và ít ngọt.

Thực đơn bữa trưa

Bữa trưa của người bệnh tiểu đường cần bao gồm 1/2 chất xơ từ các loại rau xanh, 1/4 protein và 1/4 tinh bột. Sau đây là một vài gợi ý thực đơn bữa trưa dành cho bạn:

Thực đơn 1

  • 1 chén cơm gạo lứt
  • 1 chén canh trứng cà chua
  • 1 đĩa nhỏ mướp đắng nấu cùng tôm tươi
  • 1 đĩa rau củ xào nước tương

Thực đơn 2

  • 1 bát nhỏ bún
  • 1 đĩa rau luộc
  • 1/2 cá nục kho cà chua không dầu, không đường
  • 1/6 trái thanh long

Thực đơn bữa tối

Tương tự như bữa trưa, thực đơn bữa tối của người bệnh tiểu đường cần đảm bảo 1/4 tinh bột, 1/2 rau xanh và 1/4 chất đạm. Tuy nhiên, lượng thức ăn cho bữa tối nên giảm xuống khoảng 1/3 hay một nửa của bữa trưa.

Thực đơn 1

  • 2/3 chén cơm gạo lức
  • 150g đậu phụ kho nước tương
  • 1 bát canh mướp đắng nhồi thịt (150g mướp đắng, 80g thịt nạc, 5g nấm mèo)
  • 1/2 quả cam

Thực đơn 2

  • 2/3 chén nhỏ bún
  • 1 chén canh cá rô
  • 1 đĩa măng tươi hoặc cà rốt, cải xanh luộc
  • 1/2 củ đậu

Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường còn có thể sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể với nhiều cách dùng khác nhau như:

  • Dùng trực tiếp Đông Trùng Hạ Thảo tươi
  • Dùng để pha trà
  • Kết hợp cùng các món ăn như: nấu cháo, hầm canh hay các món xào,…

Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể linh hoạt thay đổi thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, bạn nên xây dựng thực đơn hàng tuần cũng như xin ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm. Đồng thời, lựa chọn các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn và tránh các nhóm thực phẩm mà người bệnh không nên bổ sung.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về các loại thực phẩm mà người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và nên kiêng. Hy vọng rằng, thông qua các thông tin bổ ích mà VNHerbs chia sẻ, bạn đọc đã có cho mình một thực đơn ăn uống phù hợp, hỗ trợ cho quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường.

Nếu bạn đang tìm kiếm một thương hiệu cung cấp sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo chất lượng, hãy liên hệ ngay với VNHerbs để được tư vấn và báo giá nhanh chóng!

Thông tin liên hệ:

  • Đông Trùng Hạ Thảo VNHERBS
  • Tổng đài tư vấn: (028) 3636 3283
  • Website:https://vnherbs.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *